Cũng chính vì cờ bạc mà từ đó mà nhiều gia đình phải lâm vào cảnh “tan cửa nát nhà”. Không phải nghiễm nhiên mà ông cha ta đã khuyên răn thế hệ sau bằng câu nói “Cờ bạc là bác thằng bần”.
Những kinh nghiệm quý báu để đời qua tục ngữ, ca dao luôn đúng cả trong xã hội xưa và nay. Vậy, ý nghĩa của câu nói trên thực chất là gì? Bạn hãy cùng tôi tìm hiểu qua bài viết sau nhé!
“Cờ bạc là bác thằng bần” là gì?
Trước khi tìm hiểu về câu nói này, bạn cần nắm rõ khái niệm về cờ bạc và “thằng bần là gì”, cũng như tại sao lại so sánh việc đánh cờ bạc với thằng bần.
Tại sao gắn câu này với trò cờ bạc?
Đánh bạc (hay còn được gọi với những tên khác như cờ bạc, bài bạc, trò đỏ đen, kiếp đỏ đen) là việc chấp nhận được thua bằng tiền thật hay bằng một vật có giá trị dựa vào kết quả chưa rõ ràng.
Cờ bạc được diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau, phổ biến hiện nay như là: chơi lô đề hay ba cây, đánh bài bạc.
Ngoài ra, cá độ bóng đá, cá cược, chơi game… cũng là những hình thức biến tướng của cờ bạc.
Tuy nhiên, điểm giống nhau của chúng đều là chơi bằng tiền, tạo cảm giác cho người chơi càng chơi càng muốn dấn sâu vào.
Thằng bần là gì?
Bạn đã hiểu ý nghĩa thằng bần là gì chưa. Cùng nghe tôi chia sẻ nhé. Chúng ta thường dùng từ này để chỉ sự bần cùng, nghèo đói, khổ sở.

Lấy cờ bạc so sánh với thằng bần để chỉ rằng đó là một thói hư, tật xấu, có thể gây ra những tác hại ghê gớm cho bản thân người chơi cũng như gia đình và xã hội.
Chơi cờ bạc không giúp họ giàu lên mà chỉ khiến người chơi nghèo túng, hoặc có thể tán gia bại sản. Tuy nhiên, câu trên không chỉ so sánh với “thằng bần” mà là “bác thằng bần”.
Bác thằng bần là gì?
Câu hỏi bác thằng bần là gì? Ở đây đã được ông cha ta ví von, nhân vật hóa và cường điệu hóa lên. Nó được tôn chức lên địa vị quan trọng là “bác”.
Đây là họ hàng thân thuộc, đứng vào bậc tiền bối, quan trọng còn là bậc cao nhất, nhưng lại là bậc cao nhất của “thằng bần”, của nghèo đói.
Vậy nên, câu nói trên càng nhấn mạnh rằng cờ bạc chắc chắn sẽ dẫn con người ta đến “đỉnh cao” của sự nghèo đói.
Vậy tại sao cờ bạc lại dẫn tới sự nghèo túng đến như vậy?
Bạn đã từng thấy ai đam mê cờ bạc mà có xe hơi, nhà lầu chưa hay ngược lại, thân xác bơ phờ, khuynh gia bại sản?
Tất nhiên không phải lần nào chơi cờ bạc cũng thua nhưng đối với những người chơi, số lần thua luôn nhiều hơn số lần thắng (có thể thắng – thua rơi vào tỷ lệ 1 thắng – 9 thua).
Chỉ một lần thắng họ sẽ tiếp tục “lao vào”, lấy tiền thưởng đó để chơi tiếp vì ai cũng có tâm lý “được thì muốn thêm, thua thì ham gỡ”.
Câu ca dao về cờ bạc này đã thể hiện rõ nét sự ham tiền của con người. Rất nhiều người bị cám dỗ vì cờ bạc có thể làm giàu nhanh chóng và dễ dàng.
Ban đầu, họ chỉ chơi cho vui trong những ngày lễ tết với những đồng tiền lẻ tưởng chừng như vô hại.
Tuy nhiên, với câu nói lâu ngày “đánh bạc quen tay, ngủ ngày quen mắt, ăn vặt quen mồm”. Dần dần, nó sẽ ‘quyến rũ’ bạn, làm bạn đam mê tiền bạc và ao ước sự giàu có.
Mỗi người chúng ta luôn có suy nghĩ rằng đều có tâm lý “được thì muốn thêm, thua thì ham gỡ”. Trong cờ bạc, điều này càng được thể hiện rõ nét hơn bao giờ hết.
Đã là con bạc, ai cũng ham muốn gỡ gạc khi thua“khát nước”, thắng thì họ nhất định muốn sa vào chơi tiếp để kiếm thêm.
Khi có người khuyên nhủ can ngăn thì họ nói rằng khi nào kiếm đủ thì sẽ không chơi nữa thôi.
Nhưng cuộc đời chúng ta sao biết thế nào là đủ, biết lúc nào mới đáp ứng được cái lòng tham vô đáy của con người.
Rồi lại có lúc thua trắng tay, thua thì xót xa nhưng một mực vẫn muốn chơi tiếp để gỡ lại khoản tiền đã mất. Thế là họ cứ loanh quanh, luẩn quẩn với cái vòng chơi ‘không lối thoát” ấy.
Điều đặc biệt hơn nữa, khi đã chơi hết tiền hoặc thua cược, những con bạc có thể sẵn sàng vay nợ với lãi suất cao, nhằm bù đắp lại phần đã mất., “bù chỗ này đắp chỗ kia”.
Nhiều người bị dồn vào đường cùng, phải cắm sổ đỏ hoặc vay mượn tiền của người thân để trả nợ bên “xã hội đen”. Họ như những con thiêu thân, lao vào lửa và quay cuồng đánh cược với những con số.
Bao nhiêu tài sản đều “không cánh mà bay” vì chính máu cờ bạc đã ăn sâu vào người vì lẽ đó. Thậm chí, có những người đến đường cùng, bị “siết nợ” còn liều trộm cướp, vướng vào vòng lao lý.
Đừng có bỏ thằng “”Bần”” mà chơi với “”Bác”” của nó”
Hiện nay, câu tục ngữ cờ bạc là bác thằng bần vẫn luôn lưu truyền cho đến bây giờ.
Vì suy cho cùng ở thời đại nào thì cờ bạc vẫn luôn phát triển, do máu con người ta đam mê, sa đà vào những lúc rảnh rỗi không có gì làm.
Nó được coi như trò tiêu khiển vô hại sau những ngày làm việc vất vả. Chúng ta có thể tìm được niềm vui, giải stress với những ván bài, trò game đó.
Tuy nhiên, việc ‘quen tay’, quá sa đọa và chìm đắm trong nó, bỏ ra số tiền cược lớn và vùi đầu vào chơi tối ngày đã làm biến tướng hình thức tiêu khiển đó.

Vì vậy, tôi khuyên các bạn đừng có bỏ thằng “Bần” mà chơi với “Bác” của nó.
Hãy là những người biết kiềm chế cảm xúc của bản thân cũng như căn thời gian chơi, mức cược hợp lý, không để nó ảnh hưởng và kiểm soát cuộc sống của chúng ta.
Mỗi một chúng ta hãy nêu lên tinh thần và có trách nhiệm để cùng chung tay trong việc chung tay chống lại tệ nạn cờ bạc.
Nó không chỉ làm ảnh hưởng đến bản thân mà còn mang đến những ảnh hưởng cho gia đình và những người xung quanh nữa.
Thậm chí chính vì sa vào lưới cờ bạc này không mấy gia đình đã phải chịu cảnh ly hôn, những kết quả mà cờ bạc để lại vô cùng tệ.
Câu nói mà ông cha ta đã nói “Cờ bạc là bác thằng bần” là câu ca dao về cờ bạc muôn đời vẫn đúng cho đến bây giờ.
Vì vậy, hãy thật sáng suốt lựa chọn những game vui vẻ, thú vị để chơi, tránh sa đà vào đó quá sâu.
Hãy dành thời gian để làm những việc có ích khác cho bản thân và xã hội, bạn nhé!.
Kết Luận
Trên đây là những phân tích của tôi về câu nói “Cờ bạc là bác thằng bần”. Hy vọng rằng, bạn đã rút ra được bài học bổ ích cho bản thân sau khi đọc xong bài viết này.
Mỗi người trong chúng ta hãy tự mình tỉnh táo vượt qua mọi cám dỗ để hướng đến một tương lai tốt đẹp hơn bạn nhé. Đừng để bản thân trở thành “con mồi” của tệ nạn đó!